Luật công bằng tài chính của UEFA- Công lý hay thảm họa ?

Luật công bằng tài chính của UEFA đã được ban hành từ nhiều năm nay, chính xác là khoảng 5 năm, nhưng liệu nó có phải là một đạo luật công bằng thì còn cần phải theo dõi và bàn luận nhiều.

Công bằng tài chính của UEFA: cán cân công lý hay vực sâu thảm họa?

Điều luật công bằng tài chính của UEFA được áp dụng với mục đích hạn chế việc các CLB bóng đá chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được để tránh việc mất cân bằng tài chính dẫn tới tình trạng sụp đổ mang tính hệ thống mà nhiều CLB đã từng gặp phải trong quá khứ. Hai yếu tố chính để thực hiện điều luật này là việc các CLB vẫn đủ sức chi trả cho các khoản nợ của mình và các thu nhập liên quan phải tương ứng với các chi phí phát sinh liên quan trong khoảng thời gian 3 năm. Tuy nhiên, bất chấp việc điều luật công bằng tài chính ra đời với mục đích duy trình một nền tài chính vững bên cho các CLB tại Châu Âu, liệu rằng nó đã thực sự làm được những gì so với bản chất cốt lõi của nó sau một thời gian được áp dụng? Câu trả lời là gần như con số không.

Đầu tiên, điều luật này không làm giảm khoảng cách về giàu – nghèo giữa các CLB (mất đi tính công bằng). Về mặt ý tưởng, điều luật công bằng tài chính (Financial Fair Play – FFP) nhấn mạnh việc “hãy chi tiêu trên những gì các vị kiếm được”. Nghĩa là trên giấy tờ, FFP luôn có vẻ ủng hộ sự công bằng nhưng thực tế nó không làm giảm khoảng cách về sức mạnh tài chính giữa các CLB. Ví dụ như Manchester United tính trong giai đoạn 2013-2016 không thể kết thúc trong vị trí Top 3 của bảng xếp hạng Premier League nhưng nhờ nguồn doanh thu khổng lồ, họ vẫn có sức mạnh tài chính đáng kể so với những đội Tier 1 như Bayern Munich, Real Madrid…

Thêm vào đó, việc áp dụng FFP hoàn toàn thiếu sự can thiệp từ UEFA đối với những đối tượng trong vùng nguy hiểm. Ngay cả khi FFP được áp dụng, nhiều CLB như Leyton Orient và Charlton Athletic vẫn phải đối mặt với danh sách các khoản nợ tưởng chừng như vô tận nhưng liên đoàn bóng đá Anh (FA) và cả UEFA lại không có bất kỳ động thái hỗ trợ hay giải nguy tài chính nào. Trong khi đó những CLB lớn như Manchester City nếu có vi phạm thì chỉ cần nộp phạt 49 triệu Bảng là mọi thứ lại như cũ, số tiền này tại sao lại không sử dụng như quỹ hỗ trợ tài chính cho các CLB nhỏ đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Chưa hết, những CLB nhỏ như Leyton và Chalton luôn phải gánh thêm các khoản nợ phát sinh từ trước bởi chủ sở hữu sau khi người này mua lại CLB khiến cho người hâm mộ và hội đồng quản trị CLB ít có khả năng cứu vãn tình thế. Tất cả bởi vì lời hứa hão mang tên FFP và thiếu sự can thiệp cần thiết của UEFA.

Ngoài ra, sự thiếu hiệu quả của việc ấn định mức lương trần cũng là một thất bại của FFP. Đối với giới thể thao Mỹ, nhiều CLB ở nhiều môn khác nhau có khái niệm gọi là “mức lương trần”. Tuy nhiên, nó không hấp dẫn như cái tên của mình. Mức lương trần sẽ hạn chế việc trả lương cho các cầu thủ, mức lương này dựa trên một tỷ lệ phần trăm cố định của doanh thu trung bình của CLB. Tuy nhiên, doanh thu và mức chi tiêu của các CLB không hề giống nhau nên mức lương trần giữa các CLB gần như không hề giống nhau. Khoảng cách về sức mạnh tài chính giữa các CLB vẫn không hề được thu hẹp. Việc áp dụng mức lương trần không thể che khuất hết những lỗ hổng mà FFP tạo ra.

Từ khi áp dụng luật công bằng tài chính, có nhiều cầu thủ đã bị độn lên mức giá “trên trời”

*Phương án thay thế: Quy tắc 50 + 1?

Trong nền bóng đá Đức, có một quy tắc coi như một giấy phép thi đấu của các CLB mang tên “50+1”. Quy tắc này khẳng định một CLB phải do các thành viên trong hội đồng quản trị và người hâm mộ làm chủ nhằm ngăn cản việc CLB sẽ chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các nhà đầu tư bên ngoài. Quy tắc này có thể hạn chế việc CLB nhận thêm vốn đầu tư từ các ông chủ nước ngoài nhưng lại ngăn chặn triệt để việc các CLB phải gánh thêm các gánh nặng tài chính từ phía chủ đầu tư như trường hợp của Asenal và West Ham United. Đây là hai ví dụ điển hình về những lời hứa sáo rỗng từ phía chủ đầu tư dẫn tới việc lợi ích của người hâm mộ bị gạt sang một bên và họ tiến hành lên án những cái tên như Kroenke, Sullivan và Gold. Quy tắc 50 + 1 được cho là một phương án thiết thực trong việc duy trì hoạt động của CLB hướng tới lợi ích chung của bản thân CLB và những người hâm mộ thay vì tối đa hóa lợi nhuận.

Bài viết tham khảo dữ liệu từ: Annual Review of Football Finance 2017 của DeloitteUK, Financial fair play: all you need to know của UEFA, Manchester City accept £49m fine and transfer cap from Uefa over FFP cảu The Guardian./

http://gustavusgallery.com